Ứng dụng giải pháp bố cục không gian bếp từ châu Âu cho căn bếp Việt
Bếp là khu vực chức năng khó sắp xếp nhất trong ngôi nhà. Các vật dụng trong căn bếp thường rất nhiều; trong khi không gian lại có phần hạn chế. Vì vậy cần có những giải pháp để tạo ra một căn bếp hợp lý về mặt thị giác mà vẫn đảm bảo công năng. Bài viết dưới đây của Bếp 48h sẽ chia sẻ cho bạn giải pháp bố cục không gian bếp từ châu Âu dành cho căn bếp Việt.
1. Bếp là trung tâm của ngôi nhà:
Đây là một quan niệm phổ biến ở châu Âu nhưng lại mới lạ ở Việt Nam. Với sự du nhập và giao thoa của văn hóa, quan niệm tiên tiến này đã dần thay thế quan điểm bếp là không gian phụ ở nước ta. Từ đó, không gian bếp trở thành nơi quây quần chính của các thành viên trong gia đình và bạn bè.
Khái niệm tủ bếp mới xuất hiện từ những năm 90 của thế kỷ XX, thay thế cho chạn bát cũ truyền thống trước đây. Cùng với sự phát triển của công nghệ tân tiến, các thiết bị bếp thông minh được ứng dụng rộng rãi. Khách quý của ngôi nhà có thể được tiếp đón ngay tại bàn đảo bếp. Căn bếp trở nên thông thoáng với máy hút mùi hiện đại. Sự giải phóng lao động cực nhọc đưa nấu ăn trở thành môn nghệ thuật mang tính thưởng thức cao.
2. Bố cục không gian mở:
Lối thiết kế mở ở đây bao gồm sự mở về không gian và mở về tầm nhìn của người đứng bếp. Bằng việc loại bỏ các bức tường; không gian bếp và phòng khách, phòng ăn được kết nối với nhau. Từ trong bếp, người đứng bếp có thể nhìn ra phòng khách hay sân vườn; di chuyển ra bàn ăn dễ dàng và linh động. Lối thiết kế này không chỉ thuận tiện trong sinh hoạt mà còn tăng cường sự kết nối giữa các thành viên trong gia đình.
3. Các khu vực chức năng trong bếp:
Cấu trúc hệ tủ bếp được phân chia thành 5 khu vực chức năng chính là:
+ Khu để thực phẩm.
+ Khu để đồ dùng, dụng cụ.
+ Khu rửa.
+ Khu chế biến.
+ Khu nấu.
Các khu vực được bố trí liên hoàn và chặt chẽ, đảm bảo các hoạt động của người đứng bếp diễn ra nhanh chóng. Trong đó, có ba khu vực cơ bản và quan trọng nhất, được ví như “tam giác hoạt động trong bếp”. Bao gồm: khu để thực phẩm, khu rửa và khu nấu, được bố trí theo nguyên tắc sau:
+ Không có cạnh nào của tam giác ngắn hơn 1.2m, hay dài hơn 2.7m.
+ Tổng chiều dài của cả ba cạnh không ít hơn 4m, hay không quá 7.9m.
+ Tủ bếp hay vật chướng không nên chặn bất kỳ cạnh nào của tam giác quá 30cm.
4. Hình dáng và kích thước tủ bếp:
Tủ bếp được thiết kế thành nhiều hình dáng khác nhau. Trong đó có 6 dạng cơ bản:
+ Tủ bếp chữ I (bếp thẳng).
+ Tủ bếp chữ L.
+Tủ bếp chữ U.
+ Tủ bếp chữ G.
+ Tủ bếp song song.
+ Tủ bếp đảo.
Tùy thuộc vào diện tích và hình dáng căn bếp để lựa chọn dạng tủ bếp sao cho phù hợp. Với các căn bếp nhỏ, có thể lựa chọn tủ bếp chữ I hoặc chữ L để tối ưu hóa không gian.
5. Thiết bị và phụ kiện bếp:
Thiết bị và phụ kiện bếp giúp nâng cao chất lượng sống của con người. Đây là công cụ hỗ trợ để công việc nấu nướng diễn ra nhanh chóng và nhẹ nhàng hơn.
Các thiết bị bếp chuyên dụng hiện nay như bếp từ, lò nướng, máy hút mùi,… Hay trong mỗi module tủ bếp thường có tích hợp các linh phụ kiện hiện đại như: ray kéo giảm chấn, giá kệ để đồ đa năng, gioăng chống ẩm chống va chạm, tay nâng. Các thiết bị và phụ kiện bếp phát huy tối đa công nặng tạo nên sự tiện nghi và tối ưu cho người dùng.
Bài viết liên quan
- Gợi ý về bố trí màu sắc trong không gian bếp
- Thiết kế tủ bếp tông màu xám đẹp được yêu thích nhất 2021
- Nguyên tắc bố trí phong thủy phòng bếp mà bạn cần biết