Nguyên tắc bố trí phong thủy phòng bếp mà bạn cần biết
Phong thủy phòng bếp vô cùng quan trọng trong thiết kế nội thất nhà ở. Không gian này là biểu tượng cho hạnh phúc và sự nhiệt huyết của các thành viên trong gia đình. Bố trí phòng bếp đúng phong thủy giúp mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe, tinh thần và tài lộc cho các thành viên trong gia đình. Hãy cùng Bếp 48h khám phá trong bài viết dưới đây.
1. Ý nghĩa của phòng bếp trong gia đình:
Gia đình cùng nhau quây quần bên căn bếp nhỏ
Bếp là một trong ba khu vực sống quan trọng trong nhà. Không gian này là nơi tạo ra các bữa ăn ngon, cung cấp dinh dưỡng cho các thành viên trong gia đình; và được ví von như “nơi giữ lửa gia đình”. Sau một ngày dài mệt mỏi bên ngoài, cuối ngày quây quần bên mâm cơm giúp tăng cường sự kết nối giữa mọi người; tạo nên một khung cảnh ấm cúng, đoàn viên.
Đặc biệt, với các căn bếp hiện đại, khi sự tiện nghi và công năng đã được đẩy lên ở mức tối đa việc nấu nướng không còn quá khó khăn; tất cả các thành viên trong gia đình có thể cùng nhau vào bếp và thực hiện các thao tác nấu nướng vô cùng dễ dàng.
2. Bố trí phong thủy phòng bếp:
Tương quan giữa các vị trí trong khu vực bếp
Khi lựa chọn vị trí đặt tủ bếp trong nhà ở cần tuân theo nguyên tắc dưới đây:
-Không bố trí bếp gần cửa sổ, xung môn và đối diện nhà vệ sinh.
-Đối với nhà lầu, cần tránh vị trí dưới gầm cầu thang, dưới dầm đà và dưới nhà vệ sinh của tầng trên.
-Bếp phải bố trí tựa lưng vào vách tường.
-Không đặt bếp ở trung tâm nhà, trước cửa hay ngoài nhà.
-Đặc biệt, tránh bố trí bếp ở phương vị Bát Quái, cung tuổi của các thành viên trong gia đình:
+ Bếp được bố trí tại Sơn tinh Vượng(8), Sinh (9), hoặc Tam bích (3), Tứ lục(4), Cửu tử (9).
+ Hướng bếp xoay về Vượng, Sinh của hướng, Tam bích, tứ lục.
3. Bố trí nội thất phòng bếp đúng phong thủy:
Căn bếp tiện nghi nhờ sắp xếp các thiết bị bếp hợp lý
Bố trí nội thất nhà bếp đúng phong thủy tạo nên giá trị thẩm mỹ chung của ngôi nhà. Dưới đây là một số cách bố trí phổ biến mà bạn có thể áp dụng:
Vị trí đặt bếp nấu:
Không nên đặt bếp cạnh cửa sổ và tránh những vật nhọn hướng vào bếp. Điều này giúp giữ lửa và duy trì hòa khí trong gia đình.
Bếp nấu không nên đặt cạnh vị trí có nước, bởi Hỏa-Thủy tương khắc.
Vị trí đặt bồn rửa:
Như trên, bồn rửa nên đặt cách xa bếp nấu. Đối với các không gian hẹp, khoảng cách tương đối giữa hai vị trí phải duy trì là 60cm.
Đối với các căn bếp không bị hạn chế về diện tích, bố trí bếp nấu và bồn rửa tạo thành hình chữ L là tốt nhất.
Vị trí đặt tủ lạnh:
Tủ lạnh thuộc hành Kim, Hỏa khắc Kim; vì vậy không nên đặt gần hoặc đối diện bếp nấu. Nếu bố trí hai khu vưc này gần nhau sẽ dẫn đến tương khắc gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
Có thể bố trí bếp nấu – bồn rửa – tủ lạnh theo nguyên tắc tam giác hoạt động trong bếp. Theo đó, khoảng cách giữa các điểm của tam giác phải cách nhau từ 1,2-2,7m. Các khu vực chức năng được bố trí thông thoáng, thuận tiện cho di chuyển và thao tác của người đứng bếp.
Vị trí đặt lò vi sóng:
Đặt lò vi sóng ở vị trí thông thoáng, cách xa các vật tỏa nhiệt lượng lớn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người sử dụng.
Thông thường, lò vi sóng có thể được đặt ở tủ bếp dưới, bàn bếp hoặc tủ bếp trên. Thiết bị có ô chứa riêng được thiết kế từ trước theo nhu cầu của gia chủ.
Trên đây là những chia sẻ của Bếp 48h về nguyên tắc phong thủy nhà bếp mà bạn cần biết. Khu vực bếp là nơi rất quan trọng, do vậy việc tuân thủ theo nguyên tắc phong thuỷ sẽ giúp mang lại vượng khí cho chủ nhân của căn nhà.
Bài viết liên quan
- Gợi ý về bố trí màu sắc trong không gian bếp
- Diện tích phòng bếp căn hộ chung cư bao nhiêu là hợp lý?
- Làm tủ bếp đẹp cần lưu ý những gì?